Cấu tạo chung của một chiếc bếp gas
Một chiếc bếp gas được cấu thành từ những bộ phận sau:
– Vỏ bếp: Được làm từ thép không gỉ. Với bếp gas âm thì mặt trên vỏ bếp có thể được thay từ thép bằng kính.
– Họng lửa (còn gọi là đầu đốt hay hoa sen): Là nơi khí gas thoát ra, phát ra ngọn lửa.
– Chân kiềng: Dùng để đỡ cho các dụng cụ nấu nướng.
– Nút đánh lửa: Dùng để kích, phát ra tia lửa làm đốt cháy khí gas thoát ra từ họng lửa, chỉnh gas để tạo lửa nhỏ.
– Dây dẫn gas (có van bảo vệ hoặc không).
– Bình chứa gas có van bảo vệ 1 chiều, chỉ cho gas từ bình đưa tới cho bếp.
Hướng dẫn cách bảo quản bếp gas chuẩn
– Đặt bếp khoa học
Khi mua và sử dụng bếp gas, người dùng cần chú ý tới vị trí đặt bếp. Nên đặt bếp gas ở nơi thông thoáng, không có gió lùa trực tiếp. Vị trí đặt bình gas cần phải thấp hơn bếp và cách bếp 1,5m để đảm bảo an toàn. Dây dẫn gas từ bình với bếp cần để thẳng, không bị vặn xoắn.
– Đun nấu đúng cách
Trong quá trình sử dụng bếp, người dùng cần tránh việc hong khô các vật dụng trên bếp vì có thể dẫn tới cháy nổ. Khi bếp có lửa cháy không đều hoặc rò rỉ, bạn nên khóa bình gas lại và kiểm tra các vị trí trên bếp như họng lửa có được lắp khít không. Nếu không tự khắc phục được sự cố trên bếp thì người dùng nên liên hệ với đơn vị sửa chữa để được xử lý.
– Vệ sinh thường xuyên
Đồng thời, khi sử dụng bếp người dùng cần chú ý định kỳ vệ sinh cho bếp. Trong quá trình nấu nướng, chúng ta nên hạn chế để vụn thức ăn rơi xuống bếp hoặc nước trào ra bếp, nếu có cần vệ sinh ngay lập tức. Đặc biệt, cần định kỳ vệ sinh hoa sen, khe thoát khí gas,… để bếp luôn vận hành tốt. Ngoài ra, người dùng cũng nên thường xuyên vệ sinh mặt bếp và các linh kiện khác của bếp để giúp chúng bền bỉ, không bị gỉ sét, sáng bóng cùng thời gian, nâng cao cảm hứng nấu nướng của các bà nội trợ.
Hy vọng thông tin trên giúp người dùng nắm được cách bảo quản bếp gas chuẩn để sử dụng bếp an toàn và bền bỉ cùng thời gian, tiết kiệm tối đa lượng gas sử dụng.